Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

LỊCH LÀM VIỆC CỦA THƯ VIỆN

Lịch thư viện 

 Thời gianSángChiều 
 Thứ 2 Phục vụ bạn đọc
Cập nhật báo
Làm kế hoạch tháng 3
Phục vụ bạn đọc
Giới thiệu sách mới
 Thứ 3 Phục vụ bạn đọc
Kiểm kê truyện thiếu nhi
Nghỉ phục vụ bạn đọc
 Thứ 4 Mua sách tại công ty sáchMua sách tại công ty
 Thứ 5 Tiếp tục kiểm kê kho sách
Phục vụ bạn đọc
Cập nhật báo tạp chí mới
 Thứ 6 Phục vụ bạn đọc
Thu hồi truyện thiều nhi ở phân hiệu
Phục vụ bạn đọc
Làm vệ sinh thư viện
 Thứ 7 NghỉNghỉ

MỘT SỐ HÌNH ẢNH XÂY DỰNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN TẠI TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM











Vài nét về Thư viện trường TH Lê Thị Hồng Gấm

Thư viện được xây dựng vào năm 2000, có vị trí trung tâm, được thiết kế hài hoà, với phòng đọc và phòng kho thông nhau, đầy đủ ánh sáng và yên tĩnh thoáng mát.  Tất cả tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ giáo viên và học sinh nghiên cứu đọc sách.
Thư viện được Giám đốc sở GD-ĐT Quảng Nam chứng nhận là Thư viện trường học đạt chuẩn bằng quyết định số 1286/QĐ ngày 26/5/2004 và đạt Thư viện trường học tiên tiến vào năm 2006.
Nhân sự hiện có tại thư viện là cô Trần Thị Ngọc Thu, trong nghề đã được 14 năm, với trình độ chuyên môn là Đại học sư phạm và nghiệp vụ thư viện. Bên cạnh đó, trường còn thành lập một tổ công tác gồm:
+ Tổ trưởng: Hoàng Thị Bạch Yến Phó hiệu trưởng
+ Tổ phó       : Trần thị Ngọc Thu   Cán bộ thư viện
+ Uỷ viên      : Nguyễn Thái             Tổ trưởng tổ Toán Lý
+ Uỷ viên      : Phan Thế Hiển                     Tổ trưởng tổ Văn
+ Uỷ viên      : Phan Thị Thanh Hoa            Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ
+ Uỷ viên      : Trịnh Ký Bảo                       Tổng phụ trách
2. Cơ sở vật chất:
Thư viện có diện tích chung là 100m2, với 3 phòng riêng biệt, phòng kho 25m2, phòng đọc giáo viên 25m2 và 25 chỗ ngồi , phòng đọc học sinh là 50m2 và  có 30 chỗ ngồi.
2.1 Phòng kho và nơi làm việc của cán bộ thư viện gồm có:
- 01 bàn làm việc của cán bộ thư viện
- 04 kệ sách đúng quy định: 2 kệ 2 mặt và 2 tủ có gương
+  01 kệ sách giáo khoa và sách nghiệp vụ
+  01 kệ sách tham khảo và sách thiếu nhi
+  02 tủ gương chứa sách tham khảo, sách lịch sử
- 01 tủ chứa sổ mượn sách học sinh và giáo viên
- 01 tủ sách chứa hồ sơ sổ sách thư viện
2.2 Phòng đọc học sinh gồm có:
- 02 pano danh ngôn.
- 01 tủ sách trưng bày giới thiệu sách mới
- 01 tủ sách đạo đức
- 01 bản sơ lược tiểu sử  Lê Thị Hồng Gấm
- 01 tủ tài liệu tuyên truyền giáo dục sức khoẻ vị thành niên
- 01 tủ mục lục 16 ô gồm:
       + Mục lục chữ cái 8 ô
       + Mục lục phân loại 8 ô
- 01 bảng nội quy thư viện
- 01 bản hướng dẫn sử dụng mục lục
- 01 biểu đồ thống kê tình hình phát triển kho sách
- 02 bằng khen của sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Nam
- Những hình ảnh hoạt động của trường
2.3 Phòng đọc giáo viên gồm có:
- Bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn của Thư viện
- 02 panô danh ngôn
- 02 tủ sách trưng bày những tác phẩm của học sinh các khối lớp và những ngày lễ lớn
- 01 bản nội quy thư viện
- 01 tủ mục lục
- 01 tủ tra cứu dành cho giáo viên
- Các quyển tư liệu tham khảo danh mục
- Các thư mục giới thiệu sách kỷ niệm các ngày lễ lớn
3. Vốn tài liệu
- Thư viện có vốn tài liệu là 3655 bản sách
+ Sách giáo khoa 606 bản
+ Sách tham khảo 2351 bản
Tổng số báo gồm có 4 loại chính
+ Nhân dân
+ Quảng Nam
+ Giáo dục-Thời đại
+ Phụ nữ
Riêng với báo phụ nữ cứ mỗi năm với số tiền là 360.000đ/năm là do giáo viên hỗ trợ kinh phí
Tạp chí gồm có 8 loại: Giáo dục, thế giới trong ta, Thế giới mới, Người phụ trách, Toán học tuổi thơ, Văn học và tuổi trẻ, tin học và nhà trường, Tài liệu trẻ.
4. Nhân sự
Có 01 giáo viên kiêm nhiệm và đã làm trong suốt 8 năm qua. Ngoài những giờ lên lớp, cô luôn luôn có mặt tại thư viện theo đúng thời gian quy định để phục vụ bạn đọc. Nhà trường đã bố trí phân công giảng dạy ít số tiết để cô có thời gian làm việc tại thư viện. Mặc dù là giáo viên kiêm nhiệm công tác thư viện nhưng cô rất nhiệt tình trong công việc, năng động, hết lòng vì học sinh thân yêu. Phong cách làm việc của cô nhẹ nhàng, từ tốn, tạo cho bạn đọc cảm giác tin cậy và thân thiện, gần gũi.
Bên cạnh đó, nhà trường còn bố trí cho học sinh làm cộng tác viên, mỗi lớp sẽ có 2 em học sinh tham gia cộng tác với thư viện, làm công việc bảo quản sách báo ở phòng đọc học sinh và phòng giáo viên, các em còn tham gia công tác trực thư viện, coi dán sách, thay nhãn.





Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

BẢN TIN GIÁO DỤC

Trường Sa, Hoàng Sa trong trái tim em

 
Những buổi sinh hoạt ngoại khóa của trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Tam Kỳ) về chủ đề biển - đảo được triển khai trong 3 năm học qua đã giúp học sinh nhà trường nâng cao nhận thức, tình yêu biển - đảo quê hương.
Em Đỗ Bích Ngọc, lớp 9/4, thuyết trình về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa. Ảnh: Nguyễn Điện Ngọc
Em Đỗ Bích Ngọc, lớp 9/4, thuyết trình về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa. Ảnh: Nguyễn Điện Ngọc
Nâng cao nhận thức
Cứ vào đầu giờ buổi sáng và cuối giờ chiều của ngày thứ Hai hằng tuần, sau lễ chào cờ, trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Tam Kỳ) tổ chức tiết sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về chủ quyền biên giới, biển - đảo, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Trong đó phần thi viết “Thư gửi Trường Sa, Hoàng Sa thân yêu”, thi vẽ “Trường Sa, Hoàng Sa trong trái tim em”, nhà trường dành cho học sinh khối lớp 6, 7. Riêng với học sinh khối lớp 8 và 9 sẽ thi thuyết trình tìm hiểu về chủ quyền biên giới biển - đảo và các văn bản pháp luật như Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, những vi phạm của Trung Quốc trên biển Đông những năm gần đây... Trừ phần thi viết, các hình thức thi còn lại đều được tổ chức vào giờ chào cờ mỗi đầu tuần. Vì thế, không khí ở trường vào giờ này luôn sôi nổi, hào hứng. Và đây cũng là một trong những giờ được các em học sinh háo hức mong đợi. Không chỉ thuyết trình suông, một số chi đội còn có sáng kiến lồng ghép những hoạt cảnh, tranh minh họa, thơ, nhạc... vào phần thi của đội mình, góp phần tăng sự hấp dẫn, có tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của thầy cô, phụ huynh và bạn học. Nhiều phụ huynh khi đưa con đi học buổi sáng hay đón con vào buổi chiều đầu tuần, cũng đã cố tình nán lại để được nghe, được xem các lớp thể hiện tình yêu biển - đảo.
Em Đỗ Bích Ngọc, học sinh lớp 9/7, bộc bạch: “Qua những lần sinh hoạt ngoại khóa như thế này, em càng yêu đất nước Việt Nam mình hơn và tự dặn lòng phải học tập, rèn luyện thật tốt để sau này góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”. Còn Nguyễn Dương Tuấn Anh, học sinh lớp 9/4 thì chia sẻ: “Không chỉ có thêm những kiến thức về Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển mà em còn biết các thế lực đã và đang xâm lấn vùng biển - đảo của Việt Nam như thế nào. Dù em không được trực tiếp bảo vệ Tổ quốc nhưng em xin hứa là sẽ ra sức thi đua học tập thật tốt để sau này có đủ khả năng và trình độ để phục vụ, bảo vệ đất nước”.
Truyền tình yêu biển - đảo
Từ thực tế các em học sinh ngày càng ít quan tâm đến bộ môn lịch sử và khá hời hợt khi nắm bắt những sự kiện, thời sự chính trị, xã hội của đất nước, trường THCS Lý Tự Trọng đã lồng ghép những nội dung này trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh nhà trường. Với mục đích đó, 3 năm qua, nhà trường đã tập trung giới thiệu trong học sinh về lịch sử đất nước thông qua những tấm gương anh dũng hy sinh của những anh hùng liệt sĩ, sự gian khổ của các chiến sĩ bộ đội đang ngày đêm canh giữ bảo vệ biển trời của Tổ quốc. Trong bức thư gửi các chú bộ đội ở Trường Sa, một học sinh lớp 6 viết: “Cháu được sinh ra trên đất liền, tuy chưa một lần đặt chân lên đảo, nhưng cháu vẫn luôn ý thức rằng Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của đất nước Việt Nam. Cháu ước mơ một ngày được ra Trường Sa, đặt chân lên hầu hết các hòn đảo ở đây để hiểu hơn về cuộc sống của các chú bộ đội và người dân trên đảo. Đặc biệt, khi ra Trường Sa, cháu sẽ cố gắng ghé thăm đảo Phan Vinh - hòn đảo chìm mang tên người anh hùng của quê hương Quảng Nam chúng cháu. Các chú ơi, ở nơi đó các chú hãy cố gắng canh gác cho vùng biển quê mình thật bình yên các chú nhé. Nơi này chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt và lớn lên sẽ đóng góp một phần công sức cho đất nước như các chú”. Về tranh, đa số các em vẽ về hình ảnh các chiến sĩ hải quân đang tuần tra, canh gác vùng biển quê hương; vẽ cảnh những con tàu hải quân Việt Nam uy dũng trên biển, vẽ hình ảnh cột mốc chủ quyền... Em Hồ Uyên Phương, học sinh lớp 8/3, cho biết, khi tìm đọc sách báo để bổ sung tư liệu cho bài thuyết trình của mình, em hiểu hơn sự hy sinh của các chú bộ đội trên đảo, hiểu hơn sự gian khổ của những ngư dân ngày đêm bám biển và càng yêu quý cuộc sống hòa bình.
Theo Hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng - Nguyễn Tấn Sĩ, những buổi sinh hoạt ngoại khóa đã giúp các em học sinh sáng tạo, tìm hiểu sâu, từ đó nâng cao nhận thức, chia sẻ suy nghĩ, tình yêu của mình về biển - đảo quê hương. Không dừng lại ở những bộ môn do ngành giáo dục tổ chức thi, trường THCS Lý Tự Trọng còn tự tổ chức thi những bộ môn lịch sử, công dân, địa lý để học sinh có những kiến thức về nguồn gốc của đất nước, hiểu rõ về chủ quyền biên giới, biển - đảo. “Qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhà trường muốn giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quan về biển - đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà trường còn mang kỳ vọng, các em học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực về biển - đảo” - thầy Nguyễn Tấn Sĩ nói.

HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Hoạt động chào mừng kỷ niệm 31 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

dscf1591
Hòa trong không khí sôi nổi hướng đến chào mừng kỉ niệm 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam20-11. Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm đã tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung phong phú trên các lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi đua dạy tốt học tốt trong toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh. Trường đã tổ chức chuyên đề, thao giảng, tổ chức trao đổi thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng  dạy và học ở buổi hai,  tổ Tiếng Anh  đã tổ chức ra mắt câu lạc bộ Tiếng Anh với nội dung phong phú và hình thức hấp dẫn được các em học sinh tham gia nhiệt tình. Các hoạt động TDTT như giải cầu lông nam, nữ; giải cờ vua… cũng  thu hút sự tham gia và quan tâm đông đảo của các em học sinh lớp 4, 5.
 Nhà trường đã tổ chức Hội thi viết chữ đẹp trong học sinh và giáo viên. Đến với hội thi có 44 thí sinh dự thi đại diện cho 22 lớp và 15 thầy cô giáo của 5 tổ chuyên môn. Trong hội thi lần này ngoài 10 giáo viên được được chọn ở cấp tổ còn có 5 giáo viên được bốc ngẫu nhiên ở các tổ để tham gia dự thi. Hội thi đã diễn ra hết sức sôi nổi và hào hứng .
Sáng ngày 18/11/2013, thầy và trò tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa chào mừng kỷ niệm 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm ôn lại những truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”.  Không khí của buổi ngoại khóa diễn ra sôi nổi với những nội dung hết sức phong phú và được tất cả các lớp tham gia nhiệt tình. Các em học sinh lớp 4, 5 dâng lên thầy cô những tập báo với hình thức đẹp và nội dung đa dạng. Thông qua các bài thơ hay, những mẩu truyện ngắn các em gửi những lời chúc tốt đẹp, bày tỏ lòng biết ơn, với tấm lòng thành kính;  học sinh lớp 1,2,3 dâng lên thầy cô những tiếng hát lời ca, mỗi tiết mục là một lời tri ân tới các thầy cô. 
        Các hoạt động chào mừng kỉ niệm 31 năm ngày Nhà giáo Việt Nam của trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm đã góp phần giáo dục truyền thống cho cán bộ giáo viên và học sinh, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.
img_0005_21_500

img_0009_500
Khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp trường trong giáo viên và học sinh
img_0026_69_500

img_0054_134_500
img_0097_500_02
img_0080_500

img_0103_245_500
img_0065_161_500
img_0070_500
Thao giảng chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam
 dscf1589
dscf1595
dscf1604
dscf1609
dscf1617
dscf1623

dscf1629
dscf1639
Hình ảnh hoạt động ngoại khóa "Chúng em nhớ ơn thầy cô"

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

HỘI THI BÁO TƯỜNG CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Nhằm lập thành tích chào mừng 29 năm kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Liên đội phát động phong trào viết và điểm báo tường với chủ đề “Chúng em viết về thầy, cô giáo” dành cho khối 4,5.  Các lớp hào hứng bắt tay ngay vào sáng tác và thiết kế cho tờ báo của lớp mình. Lớp nào cũng muốn báo của lớp mình phải có thật nhiều bài hay, trình bầy đẹp, sáng tạo, và phải mang phong cách riêng. Chính vì thế, hoạt động này đã thu hút được 100% học sinh tham gia.  
a2_500_01
 a2_500
Trong một thời gian không dài, các lớp đã khẩn trương hoàn thành tác phẩm báo của lớp mình. Đúng 7 giờ 30 phút ngày 12/11, các tờ báo tường đã đồng loạt được trưng bày tại phòng hội trường, lần lượt các Chi đội lên “Điểm” qua tờ báo của lớp mình với nhiều hình thức khác nhau như: Hát múa, đọc thơ, kịch vv..        
a6_500_02
                              Cô La Thi Vang - Phó hiệu trưởng - Khai mạc Hội thi    
a3_500_03   
                                        Phần điểm báo của Chi đội 4/2 và 5/4
a4_500 
              MC nhí Lưu Ly lần lượt giới thiệu các tờ báo đế từ các Chi đội   
a5_500_01  
                          Phần thi điểm báo của Lớp 4/3 và lớp 5/1
Phải nói rằng, các tờ báo đều rất đẹp. Mỗi tờ báo đều mang một dáng dấp, một phong cách riêng. Từng tờ báo đều rất phong phú về thể loại: thơ, văn, truyện cười, nhạc và các nội dung chứa đựng trong mỗi bài báo là những tình cảm ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và chứa chan tình cảm mà các em dành cho các thầy cô giáo. Ngoài các bài báo viết, các em còn thể hiện tình cảm của mình qua các nét vẽ sinh động, tươi màu, tươi sắc ở các bức tranh, các hình ảnh minh hoạ... Bằng trí tưởng tượng bay bổng của tuổi thơ, bằng sự khéo léo và óc sáng tạo, các em đã đem đến trưng bày những tác phẩm báo thật đẹp, thật ý nghĩa. Tỏ long kính trọng và biết ơn thầy – cô nhân dịp kỷ niệm 29 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2011.
           

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10

Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Hội LHPN ViệtNam 20.10.1930-20.10.2011

PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ
TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM

-----------------  


1204703016_toilacongai_500
  Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!Chân dung người mẹ là hình ảnh không bao giờ phai mờ trong mỗi chúng ta. Nơi đó là sự bao dung, độ lượng, chở che… Là nơi cho chúng ta sự bình yên nhất sau những xô bồ, căng thẳng của cuộc sống. Hạnh phúc thay cho những ai biết trân trọng tình yêu của mẹ. Tình yêu thương ấy rộng hơn cả đại dương, mềm mại hơn cả ngọn cỏ non nhất trên thảo nguyên …Hạnh phúc thay mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã được nằm trong vòng tay bảo bọc, che chở của Mẹ và thật tự hào khi  được là con gái của Mẹ.Nhân kỷ 81 năm ngày thành lập HLHPN Việt Nam 20/10/1930-20/10/2011.Thư viện trường TH Lê Thị Hồng Gấm xin được gởi tặng đến quý bạn đọc cuốn sách: “Tôi là con gái của Mẹ tôi” của tác giả Iris Knasnow . Cuốn sách này được viết để dành tặng cho những người bà, người mẹ, những người con gái còn mẹ và cả những người con gái đã rời xa vòng tay thân yêu của mẹ vì mẹ họ không còn trên đời này nữa                       “Hãy hiểu Mẹ trước khi quá muộn......”
Cuốn sách này cũng được viết ra từ một người con gái của một người mẹ. Người con gái ấy đã trải qua một hành trình khó nhọc từ tuổi thơ với những tình cảm đầy mâu thuẫn giữa hờn giận, ghét bỏ xen lẫn yêu thương kính phục mẹ cho đến khi trưởng thành rồi cũng có con và dần chín chắn hơn. Khi bước vào tuổi trung niên cô đã nhận ra giá trị và sợi dây tinh thần mỏng manh nhưng vô cùng bền chặt của tình mẫu tử. Những trăn trở ấy đã thôi thúc cô kể cho chúng ta nghe những câu chuyện về những hoàn cảnh mẹ - con gái khác để một lần nữa khẳng định mối quan hệ mẹ - con gái có phức tạp như thế nào, có chứa đựng nhiều xung đột như thế nào thì không ai có thể phủ  nhận được mối ràng buộc bền chặt này.
Iris Knasnow viết: “Suốt 1 năm qua, tôi đã thu thập được hơn 100 câu chuyện khác nhau và những câu chuyện này giống như những hạt quý giá, 1 số hạt có màu tối như ngọc trai đen, 1 số hạt trong sáng như những hạt đá ngọc bích. Và tất cả những hạt quý giá này được xâu vào 1 chuỗi ngọc tâm hồn của những người phụ nữ”. Từ đây tác giả đã chọn lọc được những câu chuyện ấn tượng nhất để viết nên cuốn sách của mình. Xin trân trọng giới thiệu cùng các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “ Tôi là con gái của mẹ tôi” của tác giả Iris Knasnow với mong muốn các bà, các mẹ, các chị luôn là những bông hoa tươi thắm tô điểm cho cuộc đời và luôn là người hiểu và yêu quý mẹ của chính mình.  

Hội thi kể chuyện

KỂ CHUYỆN THEO SÁCH

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM TƯNG BỪNG HỘI THI “KỂ CHUYỆN THEO SÁCH”
Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 5 , chào mừng 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được sự thống nhất của Ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm. Sáng ngày 24 tháng 5 năm 2013, trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấmtổ chức Hội thi “Kể chuyện theo sách” cấp trường năm học 2012 -2103. Chủ đề của Hội thi năm nay được chia làm 2 phần. Các khối lớp 1, 2, 4 sẽ kể những câu chuyện với chủ đề “Bác Hồ kính yêu”. Những câu chuyện về Bác xoay quanh chủ đề về đạo đức và lối sống giản dị  của Người như lòng yêu nước , các đức tính cao quý khác như giản dị, khiêm tốn, gần gũi, thương yêu chăm sóc thiếu niên nhi đồng...Các khối lớp 3, 5 tham gia hội thi với chủ đề “Biển đảo quê hương”, những câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp của biển đảo, sự tự hào về biển đảo quê hương.

kc2_500
Tham dự hội thi có 10 em học sinh, là đại diện cho học sinh ở các khối lớp. Những câu chuyện mà các em đem đến hội thi được tuyển chọn trong hệ thống sách, báo, tạp chí, qua đài báo có nội dung phong phú, hấp dẫn. Người nghe thật sự cuốn hút vào lối kể chuyện hấp dẫn, sáng tạo của em Nguyễn Thị Cẩm Tú, học sinh lớp 1/3 với câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”. Là một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất tham dự hội thi, em tỏ ra rất bình tĩnh, tự tin thể hiện đúng lời thoại của từng nhân vật trong truyện. Em Phùng Gia Hân, lớp 4/1 lại mang đến hội thi “Những mẫu chuyện về Bác Hồ với thiếu niên” đầy xúc động và em đã thể hiện câu chuyện của mình rất thành công.

kc6_500

kc4_500_01

Nếu như hai em đến từ khối 1, khối 4 đem đến cho Hội thi những câu chuyện hay và cảm động về Bác Hồ thì các em khối Ba, và khối Năm lại đem đến cho khán giả những câu chuyện hay, những hình ảnh đẹp về biển đảo quê hương.  Người nghe không khỏi bồi hồi xúc động trước sự hi sinh cao cả và thiêng liêng của anh hùng Trần Văn Phương qua lời kể của em Huỳnh Dương Bảo Khánh đến từ lớp 3/2 với câu chuyện “Người anh hùng biển cả”. Em Lê Thị Nhã Phương, lớp 5/2 mang đến hội thi “Tấm gương quả cảm của anh hùng hải quân Trường Sa”.....Mỗi câu chuyện là một sự tái hiện lịch sử đầy sống động, là niềm tự hào và biết ơn vô cùng sâu sắc, là sự tri ân của các em học sinh đối với những người anh hùng dũng cảm và kiên cường, ngày đêm canh giữ biển trời, giữ bình yên cho Tổ quốc hôm nay.

kc3_500
kc5_500
Hội thi kết thúc với giải Nhất trao cho em Huỳnh Dương Bảo Khánh đến từ lớp 3/2 ; giải Nhì trao cho em Nguyễn Thị Cẩm Tú, học sinh lớp 1/3 và Em Phùng Gia Hân, lớp 4/1. Giải Ba trao cho em Lê Đinh Quỳnh Anh lớp 2/3 và em  Nguyễn Hoàng Như lớp 1/2.
kc7_500
Giải nhất được trao cho em Huỳnh Dương Bảo Khánh Lớp 3/2

kc8_500
Hội thi là dịp để các em  sưu tầm, tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; ca ngợi tình yêu quê hương đất nước ,biển đảo… qua đó, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Đây cũng là nơi tạo sân chơi sinh hoạt bổ ích cho thiếu nhi trong trường học. Qua đó, giúp cho các em học tập được tốt hơn, rèn luyện cho các em tính tự giác học tập, đoàn kết giao lưu để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Tiểu sử nữ anh hùng Lê Thị Hồng Gấm

TIỂU SỬ
 Lê Thị Hồng Gấm (1951-1970)Lê Thị Hồng Gấm (1951-1970), là anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, huân chương Quân công giải phóng hạng ba, sinh nǎm 1951, trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang).Ngay khi còn nhỏ, chị đã được nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú quê hương Mỹ Tho. Tấm gương can đảm của những Thủ Khoa Huân, Trần Xuân Hoà đã tạo cho chị lòng yêu quê hương, căm thù quân xâm lược. Chị còn nghe kể về chiến công nghĩa quân Tây Sơn tại Rạch Gầm - Xoài Mút vào năm 1779.Năm 16 tuổi, chị tham gia du kích, được Cách mạng phân công làm giao liên. Rất nhiều lần chị dũng cảm đưa cán bộ vượt qua vòng vây của kẻ thù. Có lần chị đã vượt sông đánh lạc hướng quân giặc, để cán bộ cách mạng thoát khỏi vòng vây.Năm 18 tuổi, chị được phân công về làm xã đội phó xã nhà. Khi ấy, chị ở hầm bí mật, cứ đêm lại về từng gia đình vận động nhân dân. Quê hương giải phóng, chị cùng bà con tổ chức sản xuất.Với những thành tích ấy, chị được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng miền Nam, tức Đảng Cộng sản Việt Nam.Mùa xuân năm 1970, trên đường giao liên, chị đã bị máy bay địch bao vây phục kích, một mình Lê Thị Hồng Gấm với khẩu súng trên tay đã tiêu diệt nhiều tên địch và bắn rơi máy bay lên thẳng của chúng. 

Bị thương nặng, biết không qua khỏi, Gấm đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi gắng sức đập gãy nát khẩu súng để khỏi lọt vào tay địch. Lê Thị Hồng Gấm đã hy sinh trong trận đánh quyết liệt ấy.Chị được tặng danh hiệu Anh hùng giải phóng Miền Nam.
Sau cái chết của người anh hùng 19 tuổi, phong trào học tập chị được dấy lên. Ngay quê hương chị, một đơn vị vũ trang nữ được mang tên Lê Thị Hồng Gấm. Tinh thần hy sinh kiên cường của chị là nguồn sức mạnh tiếp thêm, tạo ra những chiến công của đơn vị.Cảm động trước sự hy sinh anh dũng của Lê Thị Hồng Gấm, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc Những cánh chim Hồng Gấm.